Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

8 loại thực phẩm dễ gây ung thư



Dưới đây là 8 loại thực phẩm thường sử dùng dễ gây ung thư bạn cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn ngay lập tức:

1. Rượu
Uống rượu một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới có thể làm tăng nguy cơung thư miệng, thực quản, ruột, gan và ung thư vú. Hãy giảm thiểu lượng rượu bạn uống của bạn đến mức tối đa để tránh bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm.
2. Cà chua đóng hộp
Nói chung bạn nên tránh các sản phẩm đóng hộp cho hàm lượng natri cao. Hoa quả đóng hộp thường có hàm lượng đường cao. Vậy điều gì khiến cho cà chua đóng hộp nguy hiểm hơn các sản phẩm đóng hộp khác?
Các axit trong cà chua có thể phá vỡ màng của nó để có thể xuất hiện. Những lon thường được lót bằng bisphenol-a (BPA), một loại hóa chất cũng được sử dụng để sản xuất nhựa. BPA có liên quan đến bệnh ung thư, cũng như một số vấn đề sức khỏe khác.
Để hạn chế tiếp xúc với hóa chất này tốt nhất là để đảm bảo rằng các sản phẩm có nồng độ BPA không xác định, hoặc bảo quản cà chua của riêng bạn trong lọ thủy tinh.
3. Thịt chế biến
Đã bao giờ tự hỏi tại sao các sản phẩm thịt chế biến luôn trông rất hấp dẫn? Đó là bởi vì thịt chế biến có chứa quá nhiều chất bảo quản hóa học. Hầu hết các loại thịt chế biến có chứa sodium nitrite, mà theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiềng người Mỹ- Mike Adams, nó là một tiền chất gây ung thư.
4. Chất ngọt nhân tạo
Aspartame, một trong những chất làm ngọt nhân tạo phổ biến nhất có thể gây ra một loạt các bệnh bao gồm dị tật bẩm sinh và ung thư. Điều này đã được phát hiện bởi Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) khi họ tiến hành 20 nghiên cứu khác nhau. Chất ngọt nhân tạo cũng có nhiều trong các đồ uống soda.
5. Tinh bột
Tinh bột là một thành phần phổ biến trong thực phẩm chế biến, nhưng hàm lượng carbohydrate dư thừa của nó là một mối quan ngại lớn. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Dịch tễ học, Mile Markers, phát hiện ra rằng tiêu thụ thường xuyên carbohydrate tinh chế có liên có thể làm tăng 220% tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ. Thức ăn giàu đường huyết nói chung cũng làm tăng nhanh lượng đường trong máu trong cơ thể, giúp tăng trưởng tế bào ung thư và lây lan chúng.
6. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên không chỉ chứa nhiều chất béo, chất béo trans (chất béo bão hòa không tốt cho cơ thể), calo, mà còn chứa chất bảo quản, hương liệu nhân tạo, natri và hóa chất. Những yếu tố này góp phần vào sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Khoai tây được chiên ở nhiệt độ cao để tạo ra độ giòn nhưng điều này cũng khiến chúng sản sinh ra acrylamide - một chất gây ung thư cũng được tìm thấy trong thuốc lá.
7. Táo, nho và dâu tây
Nhiều người nghĩ rằng họ đang ăn uống lành mạnh khi họ mua táo, nho, dâu tây từ các cửa hàng. Nhưng trừ khi các loại trái cây được nuôi trồng hữu cơ hoặc đã kiểm tra được thuốc trừ sâu, nếu không chúng có thể là một nguy cơ gây ung thư lớn. Nhóm công tác môi trường (EWG) cho thấy rằng có đến 98% của tất cả các sản phẩm thông thường, đặc biệt là các loại được tìm thấy trên danh sách các loại trái cây "bẩn" bị ô nhiễm với thuốc trừ sâu, có thể gây ung thư.
8. Nước giải khát
Nước ngọt, soda...gây bất lợi cho sức khỏe của bạn! Soda có chứa calo, đường và thành phần nhân tạo, và không hề có lợi ích dinh dưỡng. Một lon soda có chứa khoảng 10 gói đường và một chế độ ăn uống nhiều soda có đường gần như ăn mòn men răng tương tự như axit pin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ uống 2 lon soda/ tuần sẽ có nguy cơ ung thư tuyến tụy cao gần gấp đôi.
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Cáp quang AAG chưa sửa xong đã đứt thêm đoạn mới




Theo thông báo từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia Gateway Pacific), đơn vị này vừa phát hiện thêm một điểm đứt mới, khiến việc sửa chữa phải kéo dài.
Đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia Gateway Pacific) cho biết vừa phát hiện thêm một điểm đứt mới cách trạm cập bờ Hong Kong 68 km. Điểm đứt này khá gần với điểm đứt đang được sửa chữa.
Theo đơn vị này, điểm đứt đầu tiên cách trạm cập bờ Hong Kong 64 km sẽ được hàn xong mối nối đầu tiên vào 10h sáng 28/9. Đến 21h ngày 29/9, đơn vị sẽ hoàn tất mối nối cuối cùng. 
Cáp quang AAG chưa sửa xong đã đứt thêm đoạn mới
Cáp quang biển AAG chưa thể phục hồi trước 3/10 như dự kiến. Ảnh: PNRM.
Tại điểm đứt thứ hai, mối nối đầu tiên sẽ được hàn xong vào 20h ngày 1/10. Dự kiến đến 7h sáng ngày 3/10, cáp sẽ được hàn nối xong. Khi đó, 100% kênh truyền sẽ được khôi phục. Đến 10h sáng ngày 3/10, đơn vị bắt đầu chôn cáp. Công tác sửa chữa dự kiến được kết thúc vào 12h ngày 5/10, muộn hơn 2 ngày so với lịch dự kiến trước đây.
Trước đó vào 23h41 ngày 15/9, tuyến cáp quang biển AAG đã bị lỗi ở điểm cách trạm cập bờ Hong Kong 64 km. Sự cố này khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này như FPT, Viettel, VNPT... đều bị ảnh hưởng.
Theo đơn vị truyền thông của FPT Telecom, nhà cung cấp dịch vụ Internet này trong thời gian qua đã liên tục mở rộng băng thông quốc tế nhằm tăng thêm dung lượng sử dụng cho khách hàng và hạn chế việc ảnh hưởng khi một trong các tuyến cáp gặp sự cố. 
Theo Zing 















































Về trang chủ thủ thuật, mẹo vặt

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Độ tuổi nào nên dùng collagen ADIVA?


Độ tuổi nào nên dùng collagen ADIVA?

ADIVA dành cho người dùng trên 18 tuổi. Đối với độ tuổi đôi mươi, cấu trúc da rất tốt, collagen tự nhiên được sản sinh nhiều. Tuy nhiên, bổ sung collagen ở giai đoạn này giúp phục hồi các tổn thương, vết thâm và sẹo mụn trên da, giúp da đều màu và sáng mịn hơn.



Ở độ tuổi 25 trở lên là thời điểm da bắt đầu quá trình lão hóa, việc bổ sung collagen hàng ngày cho da giúp bảo vệ da, ngăn chặn dấu hiệu lão hóa, giữ cho da luôn căng mịn và tươi trẻ.

Khi bước qua tuổi 35, lượng collagen sản sinh tự nhiên không đủ để cung cấp cho da nên việc bổ sung collagen hằng ngày là vô cùng cần thiết, giúp da phục hồi và chống lại các dấu hiệu lão hóa.

Bổ sung collagen ADIVA hằng ngày giúp phục hồi làn da, giúp da tươi trẻ và đầy sức sống!



Xem thêm: Collagen là gì

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Những thức ăn giúp phụ nữ Nhật trẻ lâu



Dưới đây là những loại thức ăn, thực phẩm giúp phụ nữ Nhật trẻ lâu mà chị em các nước khác nên tham khảo:

1. Ăn rong biển

Một bí mật quan trọng nhất trong chế độ ăn uống đối với phụ nữ Nhật Bản là ăn rong biển. Bạn nên biết rằng thực phẩm này là một nguồn tuyệt vời của chất dinh dưỡng, từ kali, vitamin C và canxi đến beta-carotene... những chất dinh dưỡng giúp đẩy lùi lão hóa, bổ máu... Vì vậy, một bữa ăn thông thường của Nhật Bản bao giờ cũng có rong biển, một nguồn thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời. Đây cũng chính là bí quyết để duy trì sự trẻ trung của phụ nữ Nhật Bản.

2. Ăn cá

Ăn cá cũng là một điểm đáng chú ý trong chế độ ăn uống của người Nhật, đặc biệt là chế độ ăn của phụ nữ Nhật. Cá là món ăn tốt cho phụ nữ bởi vì nó là một nguồn tuyệt vời của axit béo omega-3, một loại axit giúp chống lại sự lão hóa hiệu quả.

Nếu bạn muốn học tập bí quyết trẻ trung của phụ nữ Nhật, bạn không nên nói không với cá hồi, cá ngừ, cá thu hoặc cá trích... các loại thực phẩm tuyệt vời không những giúp kéo dài sự trẻ trung mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư vú.

3. Uống trà xanh

Trà xanh là một trong những đặc điểm ẩm thực nổi tiếng của người Nhật, còn được gọi là trà đạo Nhật Bản. Chắc chắn bạn cũng đã biết về tác dụng của trà xanh, đó là giàu chất chống oxy hóa và giúp cơ thể khỏe mạnh bằng cách đào thải độc tố, loại bỏ mỡ thừa, chống lại các gốc tự do có khả năng gây ung thư...

Với thói quen thường xuyên uống trà, phụ nữ người Nhật không những giữ được vóc dáng của mình khỏe mạnh mà còn tránh được nhiều bệnh tật và đặc biệt đẩy lùi được quá trình lão hóa.

4. Tiêu thụ đậu nành

Đậu nành cũng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật. Phụ nữ Nhật Bản thường xuyên tiêu thụ đậu nành vì họ hiểu được giá trị của thực phẩm này, đó là một nguồn protein tuyệt vời, cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng.

Đậu nành còn là thực phẩm tốt cho sự cân bằng kích thích tố trong cơ thể người phụ nữ. Bởi vậy, bạn đừng ngần ngại khi ăn một số thực phẩm giàu đậu nành như đậu phụ, súp miso hoặc edamame... nhé.

5. Tiêu thụ các loại rau

Như một thói quen không thể bỏ, phụ nữ Nhật bản tiêu thụ rất nhiều các loại rau như cà tím, cà rốt, rau bina, củ cải trắng, nấm đông cô và măng... Hầu hết các thực phẩm nay đều được chế biến theo cách luộc hoặc hấp.

Các loại này không những giàu giá trị dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho quá trình tiêu hóa, đào thải độc tố khỏi cơ thể. Điều này sẽ giúp chị em khỏe mạnh và giảm áp lực trong việc tiêu hóa thức ăn, từ đó cũng giảm được phần nào những lo lắng khiến chị em nhanh già.

6. Không ăn nhanh

Một trong những bí quyết tốt nhất trong cách ăn uống của phụ nữ Nhật Bản là ăn chậm để thưởng thức món ăn. Điều này không những giúp bạn có thời gian thưởng thức món ăn cùng các thành viên trong gia đình, bạn bè mà còn có lợi cho quá trình tiêu hóa, giảm tải hoạt động của dạ dày.

Ăn chậm còn giúp bạn cân đối được lượng thức ăn mình ăn, tránh tình trạng ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân. Ăn vừa đủ và tiêu hóa tốt là một trong những bí quyết ăn uống giúp phụ nữ Nhật Bản khỏe mạnh và luôn trẻ khỏe mà chị em nào cũng cần học tập.

20 thói quen giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn



Đây là 20 thói quen giúp khơi dậy nguồn sinh khí tiềm tàng và nhắc nhớ về đam mê, giúp cuộc sống giàu năng lượng và tuyệt vời hơn.

1. Tham gia vào các hoạt động phù hợp với sở thích hay những nơi giúp bạn rèn kỹ năng: một lớp học nhảy, đi bơi, lớp học diễn thuyết trước đám đông… Tận dụng thời gian để đi học một điều mới rất có ý nghĩa, giúp làm mới bản thân.

2. Hướng bản thân đến hình ảnh mà bạn ao ước hoàn thiện mỗi ngày. Biết mơ ước, giữ ước mơ sâu trong tâm trí và tinh thần để làm động lực cho hành động.

3. Dành một khoảng thời gian cho tâm trí suy nghĩ và tưởng tượng về con đường bạn muốn đi, về mọi thứ mà đầu óc dẫn dắt.

4. Viết những mục tiêu quan trọng nhất của bạn lên thẻ và nhìn nó vài lần mỗi ngày. Nói to và tin tưởng mình sẽ thực hiện được điều đó vào một ngày gần nhất.

5. Uống nhiều nước mỗi ngày. Nước thúc đẩy các hoạt động, giúp cơ thể dẻo dai.

6. Ăn uống vì một cơ thể nhiều năng lượng tích cực, ít bệnh tật. Hạn chế thức ăn nhanh, tăng cường rau quả tươi bởi cơ thể ta được thể hiện bằng những thực phẩm chúng ta nạp vào mỗi ngày.

7. Vận động cơ thể cho ra mồ hôi bằng mọi cách bạn muốn, đến phòng tập, bơi hay đơn giản là chạy bộ ở con đường gần nhà. Các hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe và sáng suốt hơn là cứ dán mắt vào màn hình máy tính.

8. Chọn một cuốn sách và dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thả hồn vào những dòng chữ. Giống như thân thể cần tập thể dục, đầu óc cũng cần được rèn luyện cho minh mẫn.

9. Dành nhiều thời gian cho những người có ảnh hưởng tích cực, thường xuyên khuyến khích, động viên bạn.


Dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để đọc, bất kể độ tuổi nào. Ảnh: Pedro Rebediro.

10. Dành thời gian cho sự phát triển bản thân mỗi ngày, học một điều mới, làm một việc chưa thử trước đó. Chỉ cần 30 phút tập trung cho điều này, hiệu quả có thể khiến bạn ngạc nhiên.

11. Mở một file audio trong thời gian lái xe, ngồi xe bus. Tận dụng khoảng thời gian trống để học.

12. Giữ lại các suy nghĩ, ý tưởng vụt qua đầu. Mỗi ngày có đến 20.000 đến 60.000 suy nghĩ ập đến, đừng chỉ tin tưởng vào bộ nhớ.

13. Hãy dành ngay lúc này để suy nghĩ về 5 điều khiến bạn biết ơn trong cuộc sống. Đơn giản như nụ cười của em bé hay một buổi sáng bầu trời trong xanh đầy nắng. Cảm giác biết ơn như một liều thuốc để cơ thể đề kháng với những ý nghĩ tiêu cực.

14. Nhâm nhi những hạt hạnh nhân những lúc đói thay vì những bữa ăn phụ bằng thức ăn nhanh “đồ sộ” calo. Nguồn tuyệt vời của protein, khoáng chất và vitamin trong hạt hạnh nhân giúp tập trung trí não và tăng năng lượng.

15. Bày tỏ tình cảm thương mến với người thân, bạn bè bằng cả lời nói và hành động khi có thể. Cuộc đời ngắn và hãy trân trọng những phút giây còn ở bên nhau.

16. Đối xử với người bạn gặp đầy tôn trọng như cách bạn mong muốn được đối xử.

17. Tặng cơ thể một ly sinh tố màu xanh của rau quả thay vì nạp vào lượng lớn cafein. Hãy thay đổi thói quen cho một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Có rất nhiều công thức pha chế hay ho và bổ dưỡng mà bạn có thể áp dụng ngay từ Internet.

18. Tránh các phiền nhiễu có thể xảy ra khi bạn làm việc. Tự kỷ luật với bản thân bằng cách đóng facebook khi bạn đang tập trung hoàn thành công việc. Bạn không thể hình dung hết các mạng xã hội “ăn cắp” thời gian tinh vi đến mức nào.

19. Tự chịu trách nhiệm với cuộc sống bản thân đến từng hành động. Tránh xa trò đổ thừa trách nhiệm trong bất cứ hoàn cảnh nào.

20. Ghi chép các trích dẫn, câu nói truyền cảm hứng cho bạn và dán chúng ở nơi bạn dễ nhìn thấy để tâm trí được tiếp xúc với những lời động viên, dẫn dắt cho hành động.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Xác người chết vì Ebola phát ra tiếng kêu lạ khi lật ngửa

Hãng tin CNN của Mỹ đã tập hợp câu chuyện từ những người tình nguyện dập dịch Ebola ở Tây Phi, nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh.
Nhân viên y tế di chuyển thi thể một người chết vì virus Ebola. Ảnh: AP

Daniel James, tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ ở Kailahun, Sierra Leone

Thi thể đầu tiên chúng tôi chôn cất nằm ở một ngôi làng tên là Gbanyawalu. Khi mọi người lật ngửa xác chết, nó phát ra tiếng kêu như hơi thở khò khè của một người. Nó khiến chúng tôi sợ hãi và bỏ chạy. Ngay cả những nhân viên dạn dày của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không thể ngờ một xác chết nằm lộ thiên 3 ngày lại tạo ra những âm thanh như thế.
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm từ một nạn nhân chết vì Ebola ở Pendembu, Sierra Leone. Ảnh: CNN
Vào ngày 10/7, Tổng thư ký quản lý dịch bệnh và các hoạt động chữ thập đỏ ở Sierra Leone gọi tôi vào văn phòng và yêu cầu tôi đảm trách nhiệm vụ thu thập và chôn cất thi thể của những người nhiễm Ebola tại khu vực Kailahun. Tôi phải mất 5 phút để suy nghĩ về điều đó trước khi nhận lời.
Tôi tham gia Hội Chữ thập đỏ khi còn là một đứa trẻ. Tôi muốn giảm bớt phần nào nỗi đau của nhân loại, đặc biệt ở những khu vực dễ tổn thương như các quốc gia nghèo đói ở châu Phi. Tôi tới từ Kailahun và phải trở lại đó để cứu nhân dân của mình. Khi về tới quê nhà, khung cảnh không khác nào một vùng chiến sự. Gia đình tôi rất sợ hãi. Mọi người lo lắng và hoảng sợ tới tột độ. Họ gọi tôi về nhà. Em gái tôi khóc lóc qua điện thoại nên tôi phải trấn an nó.
Trung bình mỗi ngày, chúng tôi phải chôn 6 xác người chết vì nhiễm Ebola. Phần khó nhất của công việc này là lấy mẫu máu của người chết vì dịch bệnh, thường nằm đó nhiều ngày trước khi chúng tôi đến. Làm việc nhiều khiến chúng tôi trở thành những chuyên gia. Đồ bảo hộ, thuốc sát trùng giúp chúng tôi đảm bảo quy tắc tránh tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân.

Nhân viên y tế Pierre Trbovic, Trung tâm Điều trị Ebola ELWA-3 ở Monrovia, Liberia

Không lâu sau khi tới Monrovia, tôi nhận ra đồng nghiệp của mình bị quá tải vì quy mô của đại dịch. Trung tâm điều trị của chúng tôi lớn nhất trong khu vực nên số bệnh nhân cũng rất đông. Dập dịch Ebola là công việc không thể lên kế hoạch trước. Chúng ta không thể buộc một người lao mình vào vùng dịch để ngăn virus lây lan. Tuy nhiên, phải có người nào đó làm việc này và chúng tôi tình nguyện đi vào tâm dịch.
Người đầu tiên khiến tôi chú ý chính là hai cha con một nạn nhân Ebola. Người cha đặt con gái tuổi teen trong cốp xe và đưa tới trung tâm điều trị Ebola. Ông ta biết chúng tôi không thể cứu cô bé nhưng vẫn đưa con gái tới trung tâm để ngăn virus lây lan sang những thành viên còn lại trong gia đình.
Thi thể một người chết vì Ebola nằm ven đường ở Monrovia, Liberia. Ảnh: AP
Những gia đình khác đưa người thân tới cổng trung tâm sau đó thả bệnh nhân xuống đất trước khi vội vã lái xe đi. Một bà mẹ đặt đứa con nhỏ trên một cái ghế và hy vọng hành động của cô sẽ buộc chúng tôi chăm sóc đứa trẻ. Một đứa trẻ khác bị bỏ ngoài cổng trung tâm y tế. Cô bé chết hai giờ sau đó. Thi thể nạn nhân vẫn nằm tại nơi gia đình cô bé vứt bỏ một thời gian trước khi đội chôn cất tới đưa nạn nhân đi an táng.
Chúng tôi gần như bất lực khi số lượng bệnh nhân ngày càng nhiều. Chúng tôi buộc phải ngoảnh mặt với nhiều trường hợp khi gia đình đưa thân nhân tới và cầu xin sự giúp đỡ. Tại Monrovia, chúng tôi cần 1.000 giường bệnh để điều trị tất cả các nạn nhân nhưng hiện tại chỉ có 240 giường. Chúng tôi cố gắng mở rộng trung tâm nhanh nhất có thể nhưng nó không đủ đáp ứng nhu cầu bệnh nhân.

Trung úy Rebecca Levine, dịch vụ Y tế công cộng Mỹ tại Freetown, Sierra Leone

Chuyến bay đưa chúng tôi tới Sierra Leone hoàn toàn vắng khách. Khi tới khách sạn, chúng tôi gặp hai sĩ quan khác tại sảnh. Tôi muốn lại gần và ôm họ nhưng không ai được tiếp xúc trực tiếp với nhau ở đây. Bạn không thể bắt tay nhau, không thể ôm nhau. Virus Ebola khiến mọi người gần như không thể chia sẻ dù đang quay quắt trong đại dịch tồi tệ nhất lịch sử.
Không chỉ ảnh hưởng tới tình cảm giữa người với người, đại dịch Ebola còn làm cuộc sống ở các nước Tây Phi đảo lộn nghiêm trọng. Giá cả của tất cả các loại mặt hàng tăng vọt nên phần lớn người dân không đủ khả năng nuôi sống gia đình. Các trường học đóng của nên trẻ em hoàn toàn không được tới lớp.
Kho thiết bị của Tổ chức Bác sĩ Không biên giới tại Monrovia, Liberia. Ảnh: Getty
Các nhân viên y tế địa phương ăn trưa cùng tôi hôm nay. Họ đề nghị chia cho tôi phần thức ăn của họ. Tuy nhiên, tôi không thể ăn chúng. Tất cả chúng tôi đều sợ những thứ bất thường. Không ai muốn mình bị tiêu chảy, nôn mửa vì ngộ độc thực phẩm, những triệu chứng rất dễ bị gán với nhiễm virus Ebola. Bạn phải cẩn thận mọi lúc, mọi nơi.
Nỗi sợ hãi của tôi chỉ như phần nổi của tảng băng chìm. Chúng tôi gần như không thể khoanh vùng những người có nguy cơ nhiễm Ebola hoặc những nạn nhân thực sự của đại dịch. Cơ sở vật chất tồi tàn của các nước châu Phi khiến nỗ lực kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều trở ngại. Nạn nhân của Ebola dễ dàng di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, khiến virus lây lan nhanh.
Sự thiếu hiểu biết của người dân cũng là trở ngại lớn. Tôi nhìn thấy dấu hiệu bên ngoài một nhà thờ cáo buộc đại dịch Ebola là trò ma quỷ. Nó khuyên người dân chỉ cần cầu nguyện là đủ dập dịch. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng nỗ lực ngăn chặn Ebola cần nhiều hơn thế.

Tim Callaghan, Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ tại Monrovia, Liberia

Tôi tới đây từ hơn 6 tuần trước. Tôi từng làm giám đốc các nỗ lực khắc phục thảm họa động đất ở Haiti năm 2010 nhưng trải nghiệm ở Liberia hoàn toàn khác biệt. Ở Haiti, bạn biết phải làm gì để giúp đỡ những người gặp nạn nhưng ở đây, suy nghĩ của chúng tôi buộc phải thay đổi để bảo vệ an toàn cho chính mình trước khi giúp đỡ người khác.
Thi thể những người chết vì Ebola thường phải nằm ngoài trời nhiều ngày trước khi lực lượng thu gom tới an táng. Ảnh: AP
Nhóm của chúng tôi tới từ khắp nước Mỹ. Công việc chính của chúng tôi là nâng cao nhận thức người dân về Ebola và hướng dẫn họ cách phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, cơ sở vật chất nghèo nàn khiến nỗ lực ngăn chặn đại dịch Ebola gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi công tác ở khu vực tên là Dolotown nhưng phải mất 4 giờ di chuyển trên những con đường khủng khiếp để tới được phòng thí nghiệm gần nhất. Họ mất thêm vài ngày để xác định những người nhiễm Ebola.
Việc tiếp cận những khu vực xa xôi hẻo lánh như đội của Tim Callaghan thực hiện tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm. Người ta mới phát hiện thi thể của 8 người gồm 3 bác sĩ trong một đoàn y tế hỗ trợ dập dịch Ebola sau hai ngày mất tích tại Nzerekore, Guinea. Một người dân tên là Yves cho biết thanh niên trong làng ném đá và tấn công đoàn công tác khi họ thấy nghi ngờ những người tới để ngăn Ebola lây lan.

5 việc cần làm khi trẻ bị đau mắt đỏ

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh đau mắt đỏ. Việc điều trị bệnh chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và tăng sức đề kháng cơ thể để chống lại sự hoạt động của virus.
Vì vậy, khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ cần biết cách xử lý, chăm sóc trẻ đúng cách để bệnh có biến chuyển tốt và nhanh khỏi. Dưới đây là 5 điều quan trọng cần lưu ý khi trẻ bị đau mắt đỏ.


1. Cho trẻ đeo kính để tránh bụi bẩn bay vào mắt
Người bị đau mắt nên đeo kính vừa để đỡ ngại với người khác vừa để tránh bụi bẩn bay vào mắt. Vì vậy, nếu con bị đau mắt đỏ, cha mẹ nên đeo kính cho con để hạn chế mắt tiếp xúc với khói bụi, làm cho tình trạng viêm, nhiễm trùng tăng lên, bệnh sẽ càng lâu khỏi. Cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại kính phù hợp, đảm bảo an toàn cho mắt của con.

2. Lau rửa mắt thường xuyên
Hàng ngày, cha mẹ cần lau rửa ghèn, dử mắt cho con ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn ẩm hoặc bông sạch. Lau xong vứt bỏ bông, không dùng lại, còn với khăn cần giặt sạch, cẩn thận hơn nữa thì luộc qua nước sôi để tiêu diệt vi khuẩn bám trên khăn. Cha mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo để rửa mắt cho trẻ mỗi ngày, làm giảm cảm giác cộm rát khó chịu.
3. Giữ gìn để tránh đau cả hai mắt
Bình thường, khi bị đau mắt, người bệnh sẽ bị một bên mắt, nếu không giữ gìn cẩn thận thì sẽ lây sang mắt bên kia. Vậy nên, nếu trẻ bị đau một bên mắt, cha mẹ cần giữ vệ sinh an toàn tuyệt đối cho con, tránh để virus gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với mắt không bị bệnh bằng cách tránh dùng thuốc một lọ thuốc nhỏ cho cả 2 bên mắt. Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cha mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ và không được tự ý dùng thuốc
Cha mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ để trẻ đủ sức đề kháng với bệnh, không bị suy kiệt về sức khỏe khiến cho bệnh càng lâu khỏi. Trẻ cũng cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt, dùng thuốc nhỏ mắt của người khác cho con mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì mỗi người bệnh có thể thích hợp với các loại thuốc khác nhau, nếu không dùng đúng thuốc bệnh sẽ rất lâu khỏi.
5. Nên cho trẻ nghỉ học và hạn chế tiếp xúc với những người không bị bệnh
Trẻ bị bệnh nên được nghỉ học, không đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh làm bệnh lây lan rộng sang những người khác. Trẻ cũng không nên ôm ấp, thơm, hôn những người khác vì bệnh đau mắt đỏ qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus...

Bệnh đau mắt đỏ thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập của trẻ, về lâu dài có thể gây giảm thị lực của trẻ về sau này. Vì vậy, điều mà cha mẹ nào cũng nên làm là giáo dục con có ý thức phòng bệnh và giúp con phòng bệnh tốt nhất. Để phòng bệnh cho con, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc thiết yếu phòng bệnh cho con như:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với nước sạch, xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn. Thói quen rửa tay cần được thực hiện đều đặn hàng ngày, nhất là trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các vật có khả năng nhiễm bệnh...
- Không dùng tay dụi mắt.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt hoặc đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…
- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Xem thêm : Các bệnh thường gặp ở trẻ | Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông | Chữa rôm sảy cho trẻ