Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Mẹo học ít mà lại hiệu quả

Ai cũng muốn chơi thật nhiều nhưng học vẫn cực đỉnh. Làm thế nào đây?

1. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI NGHE GIẢNG:

- Ghi chú những phần quan trọng và chép nhanh nội dung quan trọng giáo viên đề cập lúc giảng bài để sử dụng trong việc ôn tập và nhận định đề.

- Cố gắng có mặt, "dỏng tai, giương mắt" nghe giáo viên "bật mí" hoặc nhấn mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học cuối cùng (trước khi thi).

2. VỀ TÀI LIỆU HỌC TẬP:

- Bạn phải có tài liệu về môn học đó do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Để làm điều này, tốt nhất là chúng mình nên mua, photo hay mượn tài liệu của những anh chị khoá trước vào thời điểm kết thúc của học kỳ hoặc đầu mỗi học kỳ. Tiện thể thăm dò đề thi năm trước và cách giảng dạy, chấm điểm ... của giáo viên môn học.

- Mỗi bạn phải có một quyển vở được chép bài đầy đủ (ai chép cũng được, có thể mượn để photocopy nhưng tốt nhất là hãy mượn vở của những bạn có vở sạch, chữ đẹp để có thể dễ dàng nắm ý chính và dễ soạn bài hơn).

- Sử dụng “sức lực của người khác” bằng cách:

+ Mượn vở và photo của những bạn ghi chép đầy đủ và rõ ràng.
+ Mượn bài soạn và photo của những bạn đã soạn các câu hỏi đề cương ôn tập.
+ Tham khảo đề thi từ bạn bè bằng cách hỏi han khi bạn trực tiếp đến phòng chơi.
+ Tham khảo đề thi của các lớp thi trước để tham khảo cách làm và nhận định đề.

3. VỀ KẾ HOẠCH ÔN TẬP:

- Kế hoạch về điểm số: Hãy lập kế hoạch về điểm số này vào đầu mỗi học kỳ, khi đó chúng mình sẽ có quyết tâm và ý chí để đạt được nó thông qua quá trình học của mình.

- Kế hoạch về thời điểm ôn thi: Kế hoạch ôn thi cần được bạn xây dựng vào đầu học kỳ. Để học và soạn một môn học bạn thường mất khoảng 2 - 3 ngày nếu áp dụng theo phương pháp học ít - có hiệu quả. Hãy chắc chắn rằng trước khi bước vào thời điểm ôn thi thật sự bạn đã lướt mắt qua hầu như chương trình được học. Chúng mình sẽ học một cách nhanh hơn, nhớ lâu hơn khi bạn thực sự bước vào thời điểm ôn thi thật sự.



- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống có nghĩa là bạn cần nghiên cứu điều gì là quan trọng, điều gì là không quan trọng, điều gì nên học thật kỹ và điều gì chỉ nên đọc, điều gì nên làm trước và điều gì nên làm sau. Vạch kế hoạch sẽ tiết kiệm được cho chúng mình rất nhiều thời gian.

+ Tốt nhất nên dùng 2 bút đánh dấu bằng cách bôi màu gồm: màu gạch đỏ, màu xanh dương để đánh dấu bài học của mình.

+ Những câu hỏi trong đề cương ôn tập ngoài những câu mà bạn đã đánh dấu gạch đỏ và xanh dương, hãy gạch vào sách và ghi số thứ tự câu hỏi tương ứng trong đề cương vào SGK.

4. YẾU TỐ CẦN CÓ TRONG KHI HỌC BÀI:

- Đừng để bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng đến tâm lí trong quá trình bạn ôn thi. Hãy cố bám chặt kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch mà bạn đã định. Hãy tạo một thái độ tập trung toàn ý cho việc học. Và bạn nên thông báo cho phụ huynh biết lịch thi của mình để được cả nhà hỗ trợ kịp thời.

- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết và lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

- Những lúc căng thẳng, giải pháp hay nhất là bạn nên đứng lên, rời bàn học 10 phút, 20 phút. Bạn tản bộ hoặc dạo chơi và cố gắng tìm hiểu những “tài liệu ôn tập” của bạn bè mình, nhưng phải đặt thời gian chỉ từ 10 - 30 phút thôi. Điều này sẽ giúp cho đầu óc chúng mình bớt căng thẳng và bạn có thể sử dụng thêm “sức lực của người khác” cho môn học của mình.

Dưới đây là bốn bước ôn tập theo phương pháp học ít - có hiệu quả:

Bước 1: Viết dàn bài đề cương một cách khái quát

Soạn dàn bài (thuộc phần tài liệu bạn sẽ đọc) thật khái quát (Ví dụ: phần..., chương ..., mục....) không đi vào chi tiết, nói chung chỉ là ghi tiêu đề.

Bước 2: Cố gắng lướt mắt qua các chương mục đã được học bằng cách đọc qua MỘT tài liệu ôn tập chính của bạn như giáo trình, bài giảng hoặc vở học ở lớp.

Đây là bước khó khăn nhất Nếu tài liệu quá dày (lớn hơn 350 trang) bạn có thể đọc bài giảng môn học hoặc vở học được ghi chép đầy đủ mà chúng mình photo được từ bạn bè. Hãy cố gắng đọc toàn bộ sách - là tài liệu ôn tập chính của môn học theo 3 phương pháp đọc: đọc lướt, đọc lấy ý và đọc hiểu.

Bước 3: Soạn hiểu những nội dung ôn thi

Hãy soạn các câu hỏi đề cương hoặc nội dung ôn tập theo phương pháp soạn hiểu. Cố gắng soạn càng ngắn gọn càng tốt nhưng phải đầy đủ nội dung. Để soạn một câu hỏi thường khoảng 1/3 cho đến một trang A4 là đủ. Bạn chú ý là lấy nội dung từ vở ghi chép ở lớp và bài giảng làm trọng tâm cho việc soạn nội dung của môn học đó.

Bước 4: Học bài và ôn bài đã soạn

Đến bước này, bạn đã gần như nắm khá chắc nội dung được ôn tập và bắt đầu có chút lý thú đối với môn học. Hãy sử dụng thời gian gian còn lại để ôn lại những kiến thức đã học qua bài soạn của mình. Chắc chắn rằng bạn sẽ ôn tập nhanh hơn và nắm được nội dung của các câu hỏi ôn tập một cách dễ dàng dựa trên bài soạn.

Hãy biết cách học để tiết kiệm được nhiều giờ học “gạo” điên cuồng mà vẫn học tốt hơn và đạt được những điểm số cao hơn.

Phương pháp học tập có hiệu quả

Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:



1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.

Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

15 lời khuyên để học tiếng Anh hiệu quả

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

2. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

3. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh.

6. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

7. A'p dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

9. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

12. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

15. Nghe bǎng và tập viết chính tả thường xuyên.

Tổng hợp các video hỏi xoáy đáp xoay

Tổng hợp các số của chương trình hỏi xoáy đáp xoay được phát sóng trên truyền hình vtv3 . Đây là chương trình thư giãn vô cùng hài hước và ý nghĩa .

Bạn bấm vào PLAYLIST ở góc trên bên trái video để xem danh sách và chọn cac video mà bạn thích để xem nha.Chúc bạn có giây phút thư giãn thật thoải mái.
s

Cách nâng cao tuổi thọ của bộ sạc pin điện thoại di động

Ða số các bộ sạc pin điện thoại di động hiện nay là loại auto volt, sử dụng được trong tầm điện áp từ 80 VAC đến 250 VAC. Tuy nhiên, mạng lưới điện toàn quốc đang được cải tạo rất tốt, với điện áp sử dụng hầu như ổn định ở mức 220V, ít có khu vực nào quá yếu. Cá biệt có những vùng điện áp lại quá cao, từ 230V đến 240V, nhất là vào ban đêm. Ðó là nguyên nhân khiến cho các bộ sạc pin rất dễ bị hư. Có nhiều trường hợp toàn bộ mạch điện bị cháy đen, các linh kiện trên board như tụ lọc DC, transistor dao động FET và các chip ổn áp, ổn dòng đã nổ tung và không thể sửa chữa được nữa. Người sử dụng rất bực mình vì cứ phải bỏ tiền ra mua liên tục, trong khi giá cả của bộ sạc pin loại thấp nhất cũng khoảng 50.000 đồng, loại tốt tới vài trăm ngàn đồng.
Theo tôi, ta nên bỏ ra khoảng 30.000 đồng để đặt làm một hộp biến áp nhỏ, chuyển điện áp từ 220V xuống 110V, hoặc mua hàng làm sẵn tại chợ điện tử Nhật Tảo. Biến áp này có sẵn đầu ghim vào ổ cắm điện, đầu ra cũng có các lỗ để ta cắm dây nguồn AV của bộ sạc. Sử dụng theo cách này sẽ bảo vệ được bộ sạc pin rất lâu. Biến áp mua thêm do được quấn theo kiểu tự ngẫu nên kích thước nhỏ gọn, ít hao điện mà vẫn đảm bảo cho bộ sạc hoạt động tốt vì bản thân bộ sạc có công suất rất nhỏ, chỉ khoảng vài watt.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Mẹo giúp nhớ nhanh và lâu hơn

Sự đãng trí, hay quên thường mang đến cho bạn vô số rắc rối, cả trong cuộc sống lẫn công việc. Làm sao để khắc phục tình trạng này? Những mẹo giúp nhớ nhanh và nhớ lâu dưới đây sẽ có ích cho bạn.

Tập luyện nhiều hơn: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dạng bài tập mang tính nhịp nhàng, đều đặn như thể dục nhịp điệu, chạy bộ, đạp xe… giúp cải thiện khả năng nhận thức và đặc biệt tốt cho việc tăng cường trí nhớ. Tập luyện cũng giúp kích thích sự phát triển của các tế bào não mới trong vùng chân hải mã – khu vực não có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ và học tập.

Đi bộ giúp nâng cao trí nhớ. (Ảnh minh họa)
Học một điều gì đó trước khi ngủ: Tiến sĩ Johnson cho rằng cách tốt nhất để “củng cố trí nhớ” là nắm bắt thông tin trước khi ngủ. “Lý do là vào thời điểm đó có rất ít dữ kiện mới chen vào, nên bạn sẽ nhớ lại thông tin tốt hơn vào ngày hôm sau”, ông giải thích.
Liên kết trí nhớ với hoàn cảnh: Ví dụ, bạn nghe một chuyện buồn cười trong một không gian thoang thoảng một mùi hương đặc biệt nào đó thì sau này, khi ở đâu xuất hiện mùi hương tương tự, nó sẽ nhắc bạn nhớ đến câu chuyện trước đó. Theo tiến sĩ Andrew Johnson, chuyên gia trí não kiêm giảng viên tâm lý học tại Đại học Bournemouth (Anh), cách này rất hiệu quả. “Trong kỳ thi, tôi thường khuyên sinh viên hình dung ra nơi mà họ ôn bài như là một dấu hiệu gợi nhớ bài học” – ông đưa ra ví dụ.
Sử dụng bảng chữ cái: Khi bạn không thể nhớ lại thông tin nào đó chẳng hạn như tên một diễn viên trong một bộ phim, bạn nên sử dụng phương pháp tìm chữ cái. Theo đó, bạn có thể lướt qua bảng chữ cái để tìm ký tự đầu tiên của từ hoặc một tên nào đó mà bạn đang cố nhớ nhằm kích thích bộ nhớ. Theo các chuyên gia, cách này khá hữu hiệu.
Nói ra điều muốn nhớ: Đây được xem là phương pháp ghi nhớ dễ nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc nói lớn những điều bạn muốn nhớ sẽ giúp bạn nhớ chúng lâu hơn.
Tránh dùng thức uống có cồn trước khi ngủ: Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ Luân Đôn (Anh), loại thức uống này có thể làm cho bạn dễ ngủ nhưng nó thường làm gián đoạn giấc ngủ, đồng thời có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự tập trung và trí nhớ.
Chia nhóm số cần nhớ: Khi một ai đó cho bạn số điện thoại hoặc bạn muốn nhớ một dãy số nào đó, bạn nên áp dụng phương pháp “chia nhóm”. Ví dụ, khi được yêu cầu nhớ dãy số 123957001066, bạn nên chia chúng ra thành nhiều nhóm như 12 39 57 00 10 66 hoặc 1239 5700 1066. Bạn cũng có thể liên hệ các con số với những dữ kiện như tuổi của một người bạn, địa chỉ nhà hay một ngày đặc biệt nào đó để dễ nhớ.
Liên hệ hình ảnh: Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để nhớ tên một người là cố gắng liên tưởng đến một hình ảnh liên quan đến cái tên trên mặt người đó. Đơn cử, nếu bạn gặp người tên John Bridge – hãy liên tưởng đến hình ảnh cây cầu (bridge) trên gương mặt họ.
Hòa mình vào thiên nhiên: Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy những người đi bộ xung quanh một khu vườn đạt điểm số cao hơn 20% so với những người đi bộ trên đường phố khi tiến hành kiểm tra trí nhớ. Ngoài ra, chỉ cần nhìn vào những bức tranh về phong cảnh thiên nhiên cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho trí nhớ.
Viết, vẽ nguệch ngoạc: Các chuyên gia cho hay việc viết hay vẽ nguệch ngoạc không những không làm đầu óc căng thẳng mà còn cho phép chúng ta tập trung vào công việc đang làm. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn chặn tình trạng mơ mộng, dẫn đến mất tập trung.
Uống trà xanh: Các chuyên gia Trung Quốc cho biết việc thường xuyên uống trà xanh sẽ giúp cải thiện trí não cũng như ngăn chặn sự phát triển Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi (bệnh Alzheimer). Lý do là loại trà này chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa EGCG, một hoạt chất giúp chống lại các bệnh thoái hóa liên quan đến tuổi tác.
Sau cùng là lưu ý chế độ ăn uống. Ăn quá nhiều có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ khi về già.
Theo Health Me Up

Chế biến 5 món gỏi tôm đơn giản dễ làm

1. Gỏi cuốn tôm thịt đơn giản


Gỏi cuốn tôm thịt là món ăn phổ biến, dễ làm và dễ ăn. Các cuốn được gói khéo léo, phô bày được những nguyên liệu màu sắc bên trong như màu đỏ của tôm, màu hồng nhạt của thịt, màu xanh của rau, màu trắng của bún.
Nguyên liệu cho 4 người ăn:
- 400g tôm sú
- 300g thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò
- 200g giò lụa
- 400g bún tươi
- 1 bó rau thơm hoặc rau húng quế
- 5 cây xà lách
- 1 bó hẹ
- Bánh đa nem loại mềm
- 1 quả chanh, nước mắm, dấm, ớt, tỏi.

2. Gỏi cuốn bún thịt và mắm tôm chua


Mắm tôm chua đậm đà, được cuốn cùng với bún và rau sống ăn kèm, cắt khoanh tròn dùng cho món khai vị mỗi khi nhà có tiệc vừa lạ miệng vừa hấp dẫn.
Nguyên liệu:

- Thịt ba chỉ
- Mắm tôm chua, đường, tỏi, ớt quả, chanh
- Rau ăn kèm: xà lách xoăn, dưa leo, bạc hà, rau thơm
- Bún
- Bánh đa nem hay bánh tráng dùng để làm gỏi cuốn
- Liều lượng nguyên liệu bạn điều chỉnh theo số thành viên trong gia đình.

3. Gỏi bưởi vừa đẹp mắt vừa ngon miệng


Từng tép bưởi có vị chua nhẹ, trộn với tôm, thịt, bên trên là hành phi thơm vàng, ăn mãi không ngán. Bạn có thể trang trí gỏi bưởi trong vỏ bưởi đã tách tép, chắc chắn sẽ rất đẹp và lại ngon.
Nguyên liệu:
- 2 - 3 quả bưởi
- 200g thịt nạc hay thịt ba chỉ
- 150g tôm đất
- Rau quế, hành tím, chanh, đường, tỏi, ớt.

4. Gỏi xoài tôm thịt


Nguyên liệu:
- 1 quả xoài hơi chín
- 10 con tôm to, 150g thịt nạc dăm hay thịt đùi, 1 nắm nhỏ tôm khô
- Nước mắm trộn: 2,5 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, nước cốt nửa quả chanh, 2 tép tỏi băm nhỏ, ớt băm
- Rau răm hoặc rau húng lủi, lạc rang giã dập, hành phi.

5. Gỏi ngó sen ăn mãi không ngán


Món nộm ngó sen giòn rụm, trộn cùng với cà rốt, tôm ăn được nhiều mà không biết chán.
Nguyên liệu:
- 300g ngó sen
- 200g tôm
- 1 củ cà rốt
- Nước mắm, đường, muối, giấm
- Rau răm.